>
>
Thành Phố Đồng Hới

Thành Phố Đồng Hới

Thành Phố Đồng Hới

Mô tả

Lịch sử
Đồng Hới đã từng là nơi chúa Nguyễn xây thành Đồng Hới, lũy Thầy để làm tiền tuyến chống đỡ cho Đàng Trong trong thời kỳ chiến tranh Trịnh-Nguyễn. Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam bị không lực Hoa Kỳ san phẳng và sau chiến tranh thị xã được xây dựng lại.
Các hiện vật khai quật tài Bàu Tró đã cho thấy người Việt đã đến định cư ở khu vực này từ 5000 năm.[6][7] Trải qua một thời kỳ dài trong lịch sử, đây là khu vực tranh chấp giữa Vương quốc Champa và Đại Việt.[8][9] Lịch sử Đồng Hới có thể xem bắt đầu từ thời kỳ Lý Thường Kiệt đưa quân vào dẹp loạn Chiêm Thành và xây dựng nơi đây thành trấn biên cho Đại Việt. Lịch sử đô thị Đồng Hới có lẽ được tính từ thời kỳ chúa Nguyễn Hoàng vượt dãy Hoành Sơn để tránh bị Chúa Trịnh tiêu diệt. Các đời Chúa Nguyễn sau này đã cho xây dựng Thành Đồng Hới để làm trấn biên phía bắc Đàng Trong chống lại các cuộc tấn công của Chúa Trịnh. Đào Duy Từ, một nhà chính trị, quân sự quê ở Thanh Hóa, đã đi theo Chúa Nguyễn vào Nam lập nghiệp và đã chỉ đạo xây dựng Thành Đồng Hới. Cùng với việc xây dựng thành là việc phát triển thị (chợ búa, dân cư) sinh sống trong và xung quanh khu vực thành. Ngày nay, dấu vết còn lại của Thành Đồng Hới và Quảng Bình Quan vẫn còn hiện diện.
Mặt sau Bảo tàng Tổng hợp Quảng Bình (bên phải) và một đoạn thành cổ với cổng thành (bên trái).
Trong thời kỳ Pháp thuộc, Đồng Hới là một thị trấn nhỏ tỉnh lỵ của Quảng Bình. Nơi đây đã có trường Saint Marie. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, quân đội Pháp đã sử dụng sân bay Đồng Hới để chống phá Việt Minh và Pathet Lào ở khu vực Bắc Trung Bộ và Trung Nam Lào. Trong thời kỳ Không quân Mỹ đánh phá miền Bắc Việt Nam, cũng như Quảng Bình, Đồng Hới bị bom B-52 của Không quân Mỹ tàn phá nặng nề[10][11]. Chứng tích của sự tàn phá này còn sót lại hiện nay có thể thấy là Nhà thờ Tam Tòa.
Di tích Nhà thờ Tam Tòa
Sau năm 1975, tỉnh Quảng Bình hợp nhất với hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên thành tỉnh Bình Trị Thiên, thị xã Đồng Hới thuộc tỉnh Bình Trị Thiên, ban đầu, thị xã có 4 phường trực thuộc, bao gồm 4 phường: Đồng Phú, Đồng Sơn, Hải Thành và Phú Hải.
Ngày 18 tháng 1 năm 1979, sáp nhập 5 xã: Nghĩa Ninh, Lộc Ninh, Lý Ninh, Đức Ninh và Bảo Ninh thuộc huyện Lệ Ninh về thị xã Đồng Hới quản lý[12].
Ngày 2 tháng 4 năm 1985, sáp nhập 2 xã: Lương Ninh và Vĩnh Ninh thuộc huyện Lệ Ninh về thị xã Đồng Hới quản lý[13].
Ngày 13 tháng 6 năm 1986, chia xã Lộc Ninh thành 2 xã: Lộc Ninh và Quang Phú.[14]
Ngay sau khi tỉnh Bình Trị Thiên được tách ra như cũ vào ngày 30 tháng 6 năm 1989[15], thì thị xã Đồng Hới trở thành tỉnh lị của tỉnh Quảng Bình và được đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Ngày 29 tháng 9 năm 1990, sáp nhập 2 xã: Lương Ninh và Vĩnh Ninh về huyện Quảng Ninh vừa tái lập.[16]
Ngày 9 tháng 11 năm 1991, chia xã Lý Ninh thành 2 phường: Bắc Lý và Nam Lý.[17]
Ngày 4 tháng 8 năm 1992, thành lập 2 phường: Đồng Mỹ và Hải Đình trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và dân số của phường Đồng Phú.[18]
Ngày 30 tháng 5 năm 1998, thành lập xã Thuận Đức trên cơ sở 4.322 ha diện tích tự nhiên với 2.412 nhân khẩu của phường Đồng Sơn; 206 ha diện tích tự nhiên với 238 nhân khẩu của phường Bắc Lý và 350 nhân khẩu của xã Đức Ninh hiện đang xây dựng vùng kinh tế mới nằm ở phía tây của phường Đồng Sơn. Xã Thuận Đức có 4.528 ha diện tích tự nhiên và 3.000 nhân khẩu.[19]
Ngày 28 tháng 10 năm 2003, thị xã Đồng Hới được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III theo quyết định số Quyết định số 1425/QĐ-BXD.
Ngày 2 tháng 1 năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định 07/2004/NĐ-CP[20]. Theo đó:
Thành lập phường Đức Ninh Đông trên cơ sở 313,69 ha diện tích tự nhiên và 5.037 nhân khẩu của xã Đức Ninh.
Thành lập phường Bắc Nghĩa trên cơ sở 776,10 ha diện tích tự nhiên và 6.220 nhân khẩu của xã Nghĩa Ninh.
Ngày 16 tháng 8 năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định 156/2004/NĐ-CP[21].Theo đó, thành lập thành phố Đồng Hới trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính cấp xã của thị xã Đồng Hới.

Thành phố Đồng Hới có 15.554 ha diện tích tự nhiên và 130.636 nhân khẩu với 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 10 phường: Nam Lý, Bắc Lý, Đồng Phú, Phú Hải, Đồng Sơn, Đồng Mỹ, Hải Đình, Hải Thành, Bắc Nghĩa, Đức Ninh Đông và 6 xã: Nghĩa Ninh, Đức Ninh, Bảo Ninh, Lộc Ninh, Thuận Đức, Quang Phú.
Ngày 30 tháng 7 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1270/QĐ-TTg công nhận thành phố Đồng Hới là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Quảng Bình.[3]
Ngày 1 tháng 2 năm 2020, sáp nhập toàn bộ 0,56 km² diện tích tự nhiên với 2.503 người của phường Đồng Mỹ và toàn bộ 1,37 km² diện tích tự nhiên với 3.454 người của phường Hải Đình thành phường Đồng Hải. Phường Đồng Hải có 1,93 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 5.957 người.[22]
Thành phố Đồng Hới có 15 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 9 phường và 6 xã như hiện nay.
Địa lý
Thành phố Đồng Hới nằm giữa Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh và bên tuyến đường sắt Bắc-Nam với ga Đồng Hới là một trong những ga chính, cách thủ đô Hà Nội 500 km về phía Bắc, cách thành phố Đà Nẵng 267 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.220 km về phía Nam, có sông Nhật Lệ chảy qua, có vị trí địa lý:
Phía bắc và tây giáp huyện Bố Trạch
Phía nam giáp huyện Quảng Ninh
Phía đông giáp Biển Đông với 12 km bờ biển cát trắng.
Thành phố Đồng Hới có diện tích 155,87 km², dân số năm 2020 là 136.078 người[4], mật độ dân số đạt 873 người/km².
Hành chính
Thành phố Đồng Hới có 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 9 phường: Bắc Lý, Bắc Nghĩa, Đồng Hải, Đồng Phú, Đồng Sơn, Đức Ninh Đông, Hải Thành, Nam Lý, Phú Hải và 6 xã: Bảo Ninh, Đức Ninh, Lộc Ninh, Nghĩa Ninh, Quang Phú, Thuận Đức.

Xem thêm
image

Danh sách phường xã

Địa danh liên quan

Danh sách khách sạn