Huyện Bình Gia

Mô tả
1. Địa lý
Huyện Bình Gia nằm ở phía tây bắc của tỉnh Lạng Sơn, nằm cách thành phố Lạng Sơn khoảng 70 km, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 170 km, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp huyện Văn Lãng và huyện Văn Quan
- Phía tây giáp huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn và huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
- Phía nam giáp huyện Bắc Sơn
- Phía bắc giáp huyện Tràng Định.
Bình Gia có hệ thống hang động phong phú, gồm các hang lớn như hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, Kéo Lèng,... Nơi phát hiện ra di chỉ của người Việt cổ và có hang bây giờ còn chứa khung giàn tên lửa.
Sông ngòi trên địa bàn huyện chủ yếu là các suối nhỏ, có một sông lớn là sông Văn Mịch (theo tên địa phương), có đập Phai Danh (cung cấp nước tưới tiêu thực hiện thủy lợi của nhân dân khu vực lân cận).
Sinh sống trên địa bàn Bình Gia bao gồm các dân tộc: Kinh, Nùng, Tày, Dao, Hoa,... Mỗi dân tộc có những sắc thái văn hóa khác nhau.
2. Hành chính
Huyện Bình Gia có 19 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Bình Gia (huyện lỵ) và 18 xã: Bình La, Hòa Bình, Hoa Thám, Hoàng Văn Thụ, Hồng Phong, Hồng Thái, Hưng Đạo, Minh Khai, Mông Ân, Quang Trung, Quý Hòa, Tân Hòa, Tân Văn, Thiện Hòa, Thiện Long, Thiện Thuật, Vĩnh Yên, Yên Lỗ.
3. Địa điểm nổi tiếng
- Thác Đăng Mò
- Hang Thẩm Khuyên
4. Địa điểm lưu trú
- Khách sạn Four Points By Sheraton Lạng Sơn
- Khách sạn SOJO Hotel Lạng Sơn
5. Ẩm thực Huyện Bình Gia
Khi có dịp du lịch đến Bình Gia (Lạng Sơn), bạn sẽ có cơ hội thưởng thức nhiều món ăn đặc trưng của miền núi phía Bắc. Nhưng khi đến với Bình Gia, bạn tuyệt đối không nên bỏ qua món bánh khảo nổi tiếng của nơi đây.
Bánh Khảo được làm từ bột gạo nếp, nhân bánh gồm thịt heo, hành tím, nấm hương, hành lá, tiêu và cùng một số gia vị khác. Ngoài ra, bánh khảo còn được làm từ các loại nhân ngọt như đậu xanh, chuối. Bánh Khảo có hình dáng giống như bánh nếp cuộn và có mùi thơm đặc trưng của lá chuối. Bánh khảo nhân thường được ăn chung với dưa hành và nước mắm chua ngọt.
